CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Kinh nghiệm học tập ở giai đoạn mới bắt đầu

TIẾP CẬN IELTS CHẬM MÀ CHẮC CHO NGƯỜI MẤT GỐC TIẾNG ANH (phần 2)

Một số chia sẻ về kinh nghiệm học tập ở giai đoạn mới bắt đầu

Trong bài viết này, mình xin phép được chia sẻ vài kinh nghiệm trong thời gian đầu học tiếng Anh của bản thân. 

Tuy nhiên, bạn lưu ý đây chỉ là một số ý tưởng khả thi cho việc xây dựng lộ trình học tập, chưa chắc sẽ có hiệu quả như nhau với mọi người. Vì mỗi người có một cách học tập và tiếp thu kiến thức khác nhau, nên mình chỉ hy vọng những phương pháp này có thể phù hợp. Nếu không, bạn hoàn toàn có thể tham khảo những lộ trình khác nhé!

Âm nhạc là nguồn cảm hứng bất tận

Đây có thể xem là cách học khá “cũ” nhưng hiệu quả. Trong giai đoạn mà ngôn ngữ vẫn còn mới mẻ với bạn, học tiếng Anh qua bài hát thường là một phương pháp khiến bạn cảm thấy hào hứng và ít căng thẳng nhất.

Nếu bạn là một fan hâm mộ của dòng nhạc Âu Mỹ, hẳn là không khó để liệt kê vài bài hát yêu thích, đúng không nào? Nhưng nếu không phải, bạn vẫn có thể tìm một số ca khúc quốc tế bất hủ có khả năng làm hài lòng cả những thính giả cực kỳ khó tính (giả dụ bạn là một trong số đó).

Học tiếng Anh bằng âm nhạc, theo mình, là một phương pháp rất hiệu quả để tăng vốn từ và luyện phát âm chuẩn trong giai đoạn đầu học ngôn ngữ này.

Đầu tiên, một kho từ vựng khổng lồ được sắp xếp dưới dạng những ca khúc rất sinh động để bạn dễ dàng tiếp thu được mà không hề thấy khô khan chút nào. Ngoài ra, từ ngữ thông thường nhất để định nghĩa một sự vật hay sự việc nào đó không phải lúc nào cũng được sử dụng trong bài hát, mà thay vào đó là một số từ đồng nghĩa khá độc đáo và ít gặp hơn để ca từ được “hợp vần”, “hợp điệu”. Vậy nên, đôi khi bạn còn học được nhiều từ ngữ thú vị và “hiếm có khó tìm” nữa.

Bên cạnh đó, nhiều ca khúc cũng là nguồn cung cấp những cụm từ và cách diễn đạt sự việc cực kỳ “văn vẻ” và hay ho (hẳn rồi, âm nhạc là nghệ thuật mà!), cùng với ngữ cảnh xã hội phù hợp mà từ hay mẫu câu đó áp dụng vào. Bạn hoàn toàn có thể chọn vài mẫu câu hay thành ngữ yêu thích, ghi nhớ để làm nền tảng cho kỹ năng nói và viết sau này (mình đã học được cụm từ “caught in the undertow”: “mắc kẹt giữa những con sóng ngầm” – cách diễn đạt khá “văn chương” cho việc “rơi vào tình thế khó khăn không thoát ra được” - trong “Numb” – một trong những bài hát đầu tiên mình sử dụng để học ngoại ngữ - và vẫn thường dùng cụm từ này trong các bài viết của mình).

Vậy còn kỹ năng phát âm được phát triển thế nào qua phương pháp này?

Để luyện phát âm, cách thông thường nhất là phải nói. Ở giai đoạn đầu này, khi chưa quen lắm với việc tự nghĩ ra ý tưởng và trình bày bằng tiếng Anh, cách tốt nhất để thực hành phát âm chuẩn, theo ý kiến của mình, là nghe và lặp lại lời của người bản xứ. Tuy nhiên, thay vì lặp lại những bài diễn văn dài hay những bản tin, việc hát lại ca khúc yêu thích có vẻ dễ chịu hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần chọn một bài “tủ” cho mình, và tập hát thật hoàn chỉnh bài đó. Hoàn chỉnh ở đây không có nghĩa là hát hay như ca sĩ chuyên nghiệp, mà là việc bạn phát âm lời bài hát thật tự nhiên, nhẹ nhàng và đầy đủ luyến âm như người bản xứ. Để làm được điều này, bạn có thể theo các bước sau:

  1. Nghe bài hát thật nhiều lần. Việc này đảm bảo cách phát âm đúng sẽ tự động ghi vào tiềm thức của bạn, hay nói một cách dân gian là để bạn “quen tai”.
  2. Hát theo. Xem lời bài hát để biết chắc chắn bạn đang phát âm những từ nào (tránh việc “hát trại” theo những gì nghe được mà không rõ nội dung)
  3. Chú ý những chỗ bạn không phát âm được, sai hoặc không tự nhiên. Nghe lại thật kỹ những đoạn ấy và tập phát âm đến khi hài lòng. Ví dụ, trong câu đầu tiên của bài “What makes a man” có ba từ “even as I” được hát luyến âm -luyến phụ âm cuối sang từ kế tiếp nếu nó bắt đầu bằng nguyên âm (các nguyên âm tiếng Anh gồm có “a”, “o”, “e”, “u”, “i”, còn lại là phụ âm). Mình đã tập luyến âm ba từ này riêng rẽ sao cho thật nhẹ nhàng trước khi hát lại cả bài.  

Ngoài hai kỹ năng trên, bằng cách nghe người bản ngữ phát âm từ vựng trong bài hát và đọc theo lời để nhận dạng cách viết từ, bạn còn đang luyện cả hai mảng nghe và đọc hiểu cùng lúc nữa đấy!

Phương pháp này cũng phần nào hữu ích cho những bạn muốn chinh phục kỹ năng viết từ căn bản. Thật đơn giản, bạn chỉ cần học thuộc lời ca khúc và ghi vào sổ tay như một cách luyện viết lại những mẫu câu và từ mới yêu thích. Nếu là người thích thử thách, bạn có thể kết hợp luyện luôn kỹ năng nghe bằng cách không học thuộc, mà vừa nghe vừa viết lại (như viết chính tả) lời bài hát. Dù gì đi nữa, cuối cùng bạn chắc chắn sẽ có một quyển số lời bài hát thật “chất” để khoe với bạn bè.

Ưu điểm của cách học này là giúp bạn làm quen với tiếng Anh trong tinh thần thoải mái nhất. Âm nhạc không phải là một thứ gì đó khô khan như những bản tin thời sự, và dĩ nhiên, khi học những gì mình thích và quen thuộc, bạn sẽ có xu hướng dễ áp dụng và nhớ lâu hơn, đúng không nào?

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là đôi khi, vì để “hợp vần” và “hợp điệu”, ngữ pháp trong lời bài hát sẽ “phá luật” một chút. Vậy nên, dù đây có thể là màn mở đầu khá hiệu quả, bạn cần cân nhắc áp dụng nhiều phương pháp khác nữa khi đã tiến lên một trình độ nhất định nhé!

“Tắm” ngôn ngữ

Đây là phương pháp đặc biệt hữu ích cho việc luyện phát âm mà hẳn là nhiều bạn đã nghe qua. Mình sẽ giải thích ngắn gọn thế này nhé: “tắm” được hiểu là sắp xếp thời gian tiếp xúc với ngôn ngữ bạn muốn học nhiều nhất có thể, để ngôn ngữ ấy tràn ngập trong từng khía cạnh cuộc sống của bạn.

Đừng lo lắng, vì điều này không có nghĩa là bạn phải học bất cứ lúc nào đâu! Tiếp xúc ngôn ngữ không nhất nhiết phải gắn liền với ý thức. Bạn mở nhạc hay những chương trình tiếng Anh cả ngày, trong khi đó vẫn có thể làm việc, viết lách, nấu nướng, dọn dẹp, v.v. mà không cần nghĩ đến chúng.

Việc này chỉ để đảm bảo rằng não bộ bạn được tiếp cận với những kích thích liên quan đến tiếng Anh (ở đây là cách phát âm từ ngữ) hằng ngày. Có thể bạn không chú ý đâu, nhưng tiềm thức của bạn vẫn luôn lặng lẽ ghi nhận những kích thích này, lưu trữ để sử dụng một ngày nào đó. Phương pháp này tương tự như đặt bản thân là một đứa trẻ người bản xứ, nhờ cuộc sống tràn ngập tiếng Anh mà rèn luyện cách phát âm chuẩn một cách tự nhiên nhất.

Tuy nhiên, khi đã quen với tiếng Anh sau khoảng 1-2 tuần “tắm” ngôn ngữ, nên kết hợp với những phương pháp rèn luyện sử dụng ý thức, bạn nhé!

Đam mê là chìa khóa

Trong phần này, mình sẽ trình bày cách thực hành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết dựa trên sở thích cá nhân. Mình học bằng cách này sau khi đã áp dụng hai phương pháp trên và tạo được thói quen tiếp xúc với tiếng Anh hằng ngày. Đây cũng là giai đoạn tạo thời khóa biểu, chính thức thiết lập kỷ luật cho bản thân mình.

Phương pháp này có thể hiểu đơn giản là: thay vì xem hay tìm hiểu những chủ đề yêu thích bằng tiếng Việt như trước đây, hãy chuyển (một phần thích hợp) những hoạt động ấy sang tiếng Anh. Vừa học ngôn ngữ, vừa học thứ mình thích cùng một lúc, quả thật là một sự kết hợp rất tuyệt vời.  

Để học theo cách này, trước hết cần liệt kê ra một số chủ đề ưa thích mà bạn có thể tiếp thu bằng tiếng Anh, sau đó áp dụng vào từng kỹ năng sao cho phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý có thể hữu ích với bạn.

1. Nghe và đọc

Đọc và nghe là hai mảng mình học đầu tiên, vì đây là những kỹ năng thụ động (bạn chỉ cần tiếp thu những gì người khác nói và viết, chưa phải suy nghĩ hay tạo ra cái gì của riêng mình), cung cấp từ vựng và kiến thức làm nền tảng cho việc luyện nói và viết sau này.

Về phần nghe, một gợi ý là tìm bài nghe theo chủ đề. Ví dụ, nếu bạn có thần tượng K-Pop (những ban nhạc Hàn Quốc), có thể tìm những bài phỏng vấn thần tượng bằng tiếng Anh. Nếu bạn yêu thích kinh doanh, Shark Tank (một chương trình chuyên về đầu tư khởi nghiệp) phiên bản Mỹ có thể là một show truyền hình phù hợp. Nếu đam mê của bạn là tìm hiểu kỹ năng sinh tồn, khoa học kỹ thuật, sinh vật lạ hay thậm chí là đấu giá đồ cổ, Discovery Channel hay National Geographic với những chương trình như Man vs. Wild (Con người chốn hoang dã), How it’s made (Nó được chế tạo như thế nào), River Monsters (Quái vật sông nước) hay Auction Hunters (Thợ săn đồ cổ) sẽ là nguồn tư liệu rất hữu ích cho việc luyện nghe của bạn.

Việc tiếp theo là đưa bài nghe vào thời khóa biểu sao cho hợp lý. Nếu bạn dành 30’ mỗi ngày cho việc nghe, một video khoảng 10-15’ là vừa đủ. Trong trường hợp bài nghe của bạn là một tập trong show truyền hình (thường dài trên 20’), bạn có thể chia nhỏ ra cho nhiều ngày. Như mình đã nói trong bài trước, việc thực hành một ít và tăng dần cường độ lên thường khiến bạn thoải mái và dễ luyện tập hơn.

Bài nghe cũng nên có phụ đề để tiện cho việc hiểu nội dung và tra cứu từ vựng. Bạn có thể nghe 2-3 lần, lần đầu tiên vừa nghe vừa xem phụ đề để nhận biết từ mới. Lần thứ hai, tắt phụ đề và xem lại cả clip (nếu vẫn không nghe được chỗ nào đó dù đã tua lại nhiều lần, bạn có thể mở phụ đề và ghi chú lại). Khi đã chắc chắn, hãy nghe lần cuối cùng và hoàn toàn không dùng phụ đề nữa (bạn có thể vừa nghe vừa viết chính tả để quen với từ ngữ, nếu có thời gian). Xong bài nghe, bạn nên chép lại từ vựng vào sổ, ghi nhớ cách phát âm để có thể nhận diện những từ tương tự dễ dàng hơn nếu gặp phải trong lần sau.

Về kỹ năng đọc, cũng giống như khi thực hành nghe, thay vì tìm hiểu những thứ mình thích bằng tiếng Việt, bạn chỉ cần đơn giản chuyển sang đọc bằng tiếng Anh và ghi chép lại từ vựng của chủ đề đó. Nếu bạn hay cập nhật tin tức hằng ngày, những tờ báo chính thống như CNN, BBC, hay Tuổi Trẻ, Vietnamnet phiên bản tiếng Anh sẽ cung cấp tư liệu rất phù hợp. Nếu muốn tìm một công thức nấu ăn, cách hòa nhập trong một nhóm bạn mới hay thậm chí là làm sao để không bị gấu ăn thịt, WikiHow hay Howcast (các trang web tổng hợp câu trả lời cho những câu hỏi “làm thế nào” trên nhiều lĩnh vực) hẳn sẽ làm bạn hài lòng.

Nếu là một “mọt sách” (giống như mình), bạn còn có một lựa chọn khác là đọc sách tiếng Anh. Về mảng văn chương và hư cấu, một số sách phù hợp cho người mới bắt đầu có thể kể đến truyện thiếu nhi (thích hợp cho cả người lớn bởi tính nhân văn và triết lý) như “The story of the Seagull and a Cat who taught her to fly” (Con mèo dạy hải âu bay), “A Chistmas Carol” (Khúc hát Giáng Sinh), The Alchemist (Nhà giả kim), v.v.; hoặc những thần thoại Hy Lạp quen thuộc như “The tale of Troy” (Câu chuyện thành Troy). Nếu là người hâm mộ của dòng sách kỹ năng – phi hư cấu, một số gợi ý có thể là “7 habits of highly effective people” (7 thói quen thành đạt), “Who moves my cheese” (Ai đã lấy miếng pho mát của tôi), v.v.

Việc lập thời khóa biểu cho phần đọc cũng tương tự như nghe. Bạn có thể đặt mục tiêu sẽ hoàn thành bao nhiêu trang sách hoặc bài đọc ngắn trong ngày. Không quan trọng là ít hay nhiều, quan trọng là bạn có thực sự hiểu những gì mình đọc hay không. Kết thúc phần luyện tập, bạn cũng nên tra cứu và ghi chép lại từ vựng mới.

2. Nói và viết

Luyện kỹ năng nói, cách thông thường nhất mà mọi người nghĩ đến là giao tiếp bằng tiếng Anh thường xuyên để phản xạ trở nên nhạy bén. Bạn có thể tham gia một câu lạc bộ, đi học ở trung tâm hoặc tìm những nơi có đông người bản xứ để tiện cho việc thực hành.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có hoàn cảnh phù hợp để rèn luyện bằng những cách trên. Những phương pháp được đề cập phần lớn là dành cho hội thoại, nhưng nếu chưa có điều kiện để tìm người cùng luyện tập, bạn vẫn có thể tự thực hành một mình (ngạc nhiên chưa!). Thực ra thì độc thoại – bài nói dài khoảng 1-2 phút về một chủ đề được cho sẵn - chính là một trong ba phần của bài thi nói IELTS học thuật. Vậy nên, dù ở nhà “bế quan tu luyện”, bạn hoàn toàn tự luyện tập được kỹ năng độc thoại này.

Hẳn là bạn còn nhớ những bài vừa nghe vừa học về chủ đề yêu thích đúng không? Chẳng cần phải “vắt óc” nghĩ ý tưởng cho bài nói, trong thời gian đầu này, những gì bạn cần làm có khi chỉ là tự thuật lại một phần nghe nào đó mình thích, sử dụng chính những từ vựng vừa học được. Ví dụ, nếu bạn vừa nghe một bài về cách làm bánh chocolate, chẳng hạn, và ghi chép được vài từ sử dụng cho chủ đề này, hãy thử nói lại bằng tiếng Anh, giống như đang giải thích cho một người chưa biết, những gì bạn nhớ được. Quá trình này vừa giúp bạn luyện phát âm, diễn đạt ý tưởng, áp dụng ngay những từ vừa học được và thậm chí là củng cố lại những kiến thức về chủ đề bạn yêu thích nữa.

Ngoài ra, nếu không thích cách học trên, bạn vẫn có thể chọn vài chủ đề đơn giản khác mà mình có kiến thức để trình bày: người bạn thân nhất, quyển sách/chương trình truyền hình/bộ phim ưa thích, v.v. Có thể nói ngắn gọn thôi, và theo cảm xúc chứ chưa cần lập dàn ý đâu (vì theo ý kiến của mình, bạn cần thoải mái với việc nói tiếng Anh trước, nên hãy tự nhiên như nói tiếng Việt nhé!). Và nếu bạn muốn đánh giá bản thân chuẩn xác hơn, ghi âm lại những gì mình nói là một ý kiến không tệ chút nào!

Và cuối cùng là kỹ năng viết. Tương tự như phần nói, bạn có một quyển sổ trong đó ghi chép lại những gì mình đọc được, áp dụng ngay những từ mới vừa tra cứu. Ví dụ, nếu đọc tin tức, bạn sẽ viết tóm tắt lại những điểm chính của bản tin đó theo trí nhớ của mình (có thể gạch đầu dòng). Nếu muốn đơn giản hơn, bạn chỉ cần có một cuốn nhật ký ghi nhận lại những sự việc hằng ngày trong cuộc sống, hoặc viết về những chủ đề quen thuộc (một lần nữa, những thứ mà bạn ưa thích lại là đề tài rất hợp lý).

Theo mình, ở cả hai kỹ năng viết và nói, đầu tiên bạn có thể trình bày như những gì bản thân nghĩ, hoàn toàn ở thì hiện tại đơn và chưa cần sử dụng ngữ pháp quá phức tạp. Trong giai đoạn mới rèn luyện này, tập trung vào việc vận dụng từ ngữ có thể chiếm ưu thế hơn. Bạn học cách tránh lặp từ bằng cách diễn đạt cùng một sự việc với nhiều từ khác nhau, qua đó làm phong phú khả năng dùng từ của mình, trước khi chuyển sang vận dụng mẫu câu và ngữ pháp.

Để mở rộng vốn từ, gợi ý cho bạn là sử dụng Google Dịch. Khi tra cứu một từ vựng, công cụ này sẽ giải nghĩa bằng cả tiếng Anh và Việt, đồng thời liệt kê ra hàng loạt những từ đồng nghĩa khác (một số từ mang tính học thuật rất phù hợp cho IELTS). Bạn chỉ cần ghi nhớ khoảng 3-4 từ để thay đổi khi diễn đạt, sau đó sử dụng ngay vào bài nói/viết của mình. Nếu muốn thử thách bản thân một chút, bạn có thể thay thế Google Dịch bằng từ điển Cambridge. Từ điển này không hiển thị tiếng Việt, vậy nên, bạn phải cố gắng đọc nghĩa bằng tiếng Anh, qua đó còn có thể nâng cao kỹ năng đọc hiểu của mình.

Lời kết

Trước đây mình không cho rằng việc học tiếng Anh là quan trọng lắm. Ngoài học ngữ pháp ở trường, mình chẳng hề rèn luyện những mảng khác, kể cả nghe là kỹ năng yếu nhất và mình cũng sợ nhất. Mình chỉ bắt đầu chinh phục ngôn ngữ này vì tình yêu “to bự” với Linkin Park, vì ước mơ của một đứa trẻ là muốn đi Mỹ du học để gặp thần tượng. Mục đích ban đầu đúng là rất trẻ con, nhưng quan trọng hơn hết, đó là niềm tin và động lực để mình học hành nghiêm túc, để nhận ra bản thân thực sự yêu thích ngoại ngữ này, để cố gắng tiến lên, dù rất mệt mỏi sau mỗi lần không nhớ từ vựng cũ, không hiểu một bài đã nghe đi nghe lại nhiều lần, không nói được trôi chảy, hay phải mất mấy giờ đồng hồ cho một bài viết ngắn. Và mình đã duy trì được thói quen học tập này trong 6 năm qua, dù không đi du học và định hướng tương lai cũng đã thay đổi rất nhiều.

Vậy nên, mình hy vọng những bạn có ý định chinh phục IELTS từ nền tảng căn bản nhất sẽ luôn nhớ đến mục đích lớn lao của mình, giữ vững động lực để để phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, đạt được thành tựu như bản thân mong muốn.

Chúc các bạn thành công!

ANH NGỮ QUỐC TẾ ÂU VIỆT ÚC

Bình luận & đánh giá

Tham gia bình luận:

GIÁ TRỊ CỐT LÕI HỌC VIÊN EVAS

01. img-responsive

SÁNG TẠO – Creativity

Học viên EVAS có tinh thần đổi mới, sáng tạo, biết phát triển và vận dụng những ý tưởng mới.

02. img-responsive

HỘI NHẬP - Integration

Học viên EVAS bản lĩnh hội nhập giao lưu văn hóa bạn bè quốc tế, tự tin giao tiếp Giáo viên Bản xứ.

03. img-responsive

HỢP TÁC – Collaboration

Học viên EVAS luôn tinh thần học tập hợp tác, tôn trọng và giúp đỡ những cá nhân khác.

04. img-responsive

CHÍNH TRỰC – Integrity

Học viên EVAS biết giữ chữ tín, luôn đề cao sự thật, dũng cảm nói không với hành vi dối trá, tôn trọng và bảo vệ sự thật.

MEET OUR TEAM

Với một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động đầy nhiệt huyết và luôn khát khao đóng góp cho nền giáo dục, các bạn đều có trình độ chuyên môn và quan trọng luôn đặt chữ “Tâm” và “Tín” lên hàng đầu trong công việc. Cũng như luôn đồng hành và hỗ trợ học viên để mang lại kết quả chất lượng cho học viên.

CỞ SỞ VẬT CHẤT HIỆN ĐẠI CHUẨN QUỐC TẾ

/templates/default/images/csvc3.jpg
/templates/default/images/csvc4.jpg
/templates/default/images/csvc5.jpg
/templates/default/images/csvc6.jpg
/templates/default/images/csvc7.jpg
/templates/default/images/csvc8.jpg

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN ĐỂ NHẬN LỘ TRÌNH HỌC

Vui lòng để lại thông tin liên lạc để chúng tôi có thể tư vấn rõ hơn về các khóa học

Trụ sở: Tòa nhà EVAS (khu Golden City) 29 Nguyễn Thái Học, P. Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, An Giang.

0888 65 67 68

Chi nhánh: 815-816, Hà Hoàng Hổ, P. Đông Xuyên, TP. Long Xuyên, An Giang.

02963 941 780

Chi nhánh: 72, Thủ Khoa Huân, P. Châu Phú B, TP. Châu Đốc, An Giang.

0914 63 67 63

Thứ hai đến thứ bảy: 7:30-21:00
Chủ nhật: 7:30-19:30

/templates/default/images/logo-top.png
/templates/default/images/partner-2.png
/templates/default/images/unnamed.jpg
/templates/default/images/idp-education-vector-logo.png
/templates/default/images/logo-top.png
/templates/default/images/partner-2.png
/templates/default/images/unnamed.jpg
/templates/default/images/idp-education-vector-logo.png
/templates/default/images/logo-top.png
/templates/default/images/partner-2.png
/templates/default/images/unnamed.jpg
/templates/default/images/idp-education-vector-logo.png
/templates/default/images/logo-top.png
/templates/default/images/partner-2.png
/templates/default/images/unnamed.jpg
/templates/default/images/idp-education-vector-logo.png
/templates/default/images/logo-top.png
/templates/default/images/partner-2.png
/templates/default/images/unnamed.jpg
/templates/default/images/idp-education-vector-logo.png
/templates/default/images/logo-top.png

Trụ sở

  • Tòa nhà EVAS (khu Golden City) 295 Nguyễn Thái Học, P. Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, An Giang, Việt Nam
  • evas@auvietuc.edu.vn
  • 02963 666 898
  • 0888 65 67 68

Chi Nhánh

  • 815-816, Hà Hoàng Hổ, P. Đông Xuyên, TP. Long Xuyên, An Giang, Việt Nam
  • evas2@auvietuc.edu.vn
  • 02963 941 780
  • 0888 65 67 68

Chi Nhánh

  • 172, Thủ Khoa Huân, P. Châu Phú B, TP. Châu Đốc, An Giang, Việt Nam
  • evas3@auvietuc.edu.vn
  • 02963 533 666
  • 0914 63 67 63